MỐI LIÊN KẾT GIỮA RĂNG SỮA VÀ DẤU HIỆU TỰ KỶ Ở TRẺ

Loading

Mặc dù răng sữa sẽ rụng, nhưng sự hiện diện tạm thời của răng này có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng sữa dạy trẻ cách nói năng lưu loát và nhai thức ăn. Một chức năng quan trọng khác là giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó. Theo Bảo tàng Trẻ em Indianapolis, mất răng sữa trước khi răng sẵn sàng rụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Răng sữa bị rụng dẫn đến thu hẹp không gian sẵn có cho răng vĩnh viễn, khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai vị trí còn lại mọc lệch.

Đặc điểm của răng sữa 

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ chưa mọc răng, trung bình đến tháng thứ 6 trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 hàm ở trên và 10 hàm ở dưới.

So với răng vĩnh viễn, răng sữa có những đặc điểm rất khác biệt từ kích thước, hình dáng cho đến cấu trúc của răng.

  • Răng thường có màu trắng đục.
  • Răng sữa sẽ có trông có vẻ “mập” hơn so với răng vĩnh viễn vì tỉ lệ chiều ngang luôn lớn hơn so với chiều cao của răng. Bên cạnh đó, tỉ lệ giữa thân và chân răng cũng có sự khác biệt, có thể dễ dàng nhận ra chân răng sữa dài và mảnh hơn.
  • Sâu răng ở giai đoạn răng sữa phát triển rất nhanh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tủy do men răng và ngà răng khá mỏng.
  • Răng sữa thường có nhiều chân. Thông thường, ở hàm trên sẽ có 3 chân và hàm dưới có 2 chân. Không những vậy, các chân thường dang rộng. Dẫn đến trong quá trình nhổ răng sữa, răng rất dễ bị gãy.

răng sữa và tự kỷTác dụng của răng sữa

Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ:

  • Giúp trẻ phát âm: nếu những chiếc răng này bị hỏng và phải nhổ sớm, trẻ có thể bị nói ngọng.
  • Giúp tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, bé sẽ được bổ sung thêm những loại thức ăn cứng mềm và khó tiêu hóa hơn. Những chiếc răng này sẽ giúp bé nhai thức ăn mềm đầu tiên.
  • Giúp xương hàm phát triển bình thường: nhờ vào răng sữa, trẻ không chỉ có thể nhai, cắn được thức ăn mà còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường.

Sự liên kết giữa răng sữa và tự kỷ ở trẻ

Bởi vì răng sữa chứa các vòng tăng trưởng khá giống với các vòng chúng ta thường thấy trên thân cây bị chặt ngang, giống như cây, chúng có thể phân tích để phát hiện rối loạn phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, các vòng này, vốn là vòng chu kỳ kẽm – đồng, mỏng đến mức khó nhìn thấy bằng mắt thường.

TS. Manish Arora – nhà khoa học môi trường và nha sĩ tại trường Đại học Icahn, New York, đồng thời là nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu. Phần đột phá trong nghiên cứu này là việc sử dụng tia laser được sử dụng trong việc phân tích răng sữa nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ ghi dấu ấn sinh học lên con người thông qua sự chuyển hóa kim loại trong cơ thể.

Các chuyên gia đã xem xét bằng cách so sánh răng sữa 32 cặp song sinh và 12 cặp song sinh đơn thân dùng các thuật toán để xác định mối tương quan giữa các vòng kẽm – đồng và rối loạn phổ tự kỷ, từ đó chẩn đoán xem liệu đứa bé đó có phát triển chứng tự kỷ khi lớn lên hay không. Các xét nghiệm máu từ những chiếc răng này hữu ích hơn vì chúng xác định chính xác thời điểm bệnh tự kỷ bắt đầu.

Qua vài năm, các em bé đến tuổi có thể chẩn đoán bệnh tự kỷ thông qua các phương pháp hiện tại. Đối chiếu với chẩn đoán thông qua răng sữa trước đó, họ nhận thấy độ chính xác của phương pháp kiểm tra này lên đến 90%.

Trong rối loạn phổ tự kỷ, việc chẩn đoán xác định sớm đóng vai trò tối quan trọng trong việc thiết kế một kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ. Tự kỷ là căn bệnh suốt đời, không thể chữa khỏi nhưng những em bé được can thiệp sớm có cơ hội rất cao được nhập học ở các ngôi trường bình thường, sống cuộc đời bình thường, kết hôn và có công việc ổn định khi lớn lên.


Liên hệ ngay Hotline 1900 636 615 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất! Theo dõiFanpage Nha Khoa Vạn Thànhđể cập nhật chi tiết những thông tin ưu đãi mới nhất!Đặt hẹn onlinecùng Nha Khoa Vạn Thành, thăm khám tiện lợi không cần chờ lâu!