BẬT MÍ CON SÂU RĂNG CÓ THẬT KHÔNG?

Loading

Từ khi còn nhỏ, người lớn hay nói với những đứa bé nếu như ăn nhiều đồ ngọt sẽ có con sâu răng trong miệng, nó sẽ đục khoét làm hư răng, gây nên cóc bệnh lý răng miệng. Vậy thực tế có con sâu răng không?

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng khó phổ biến, có thể xảy ra ở bốt kỳ răng nào, đối tượng nào hay nhóm tuổi nào. Đặc điểm của sâu răng là mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn trong thức ăn, mỏng bám, cao răng gây ra.

Điểm nhận biết bị sâu răng là trên bề mặt trên xuất hiện các lỗ trắng, nâu, đen. Ban đầu, các lỗ này khá nhỏ, rất khó nhìn thấy, khó phát hiện nhất là các răng bên trong. Sau một thời gian, sâu răng bắt đầu phát triển, lan dần, ăn mòn men răng, hình thành các lỗ sâu lớn.

Lúc này, người bị sâu răng sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức, có thể đi kèm với hơi thở có mùi hôi.

Hiện nay, có 3 loại sâu răng chính:

  • Sâu răng ở thân răng do vi khuẩn gây nên, đây cũng là loại sâu răng phổ biến nhất hiện nay.
  • Sâu răng ở vị trí chân răng thường xuất hiện lúc chúng ta già đi. Lúc này, nướu răng sẽ trở nên lỏng lẻo, một phần chân răng sẽ bị lộ ra ngoài. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây ra bệnh lý sâu răng.
  • Sâu răng thứ phát thường xảy ra ở khu vực xung quanh vùng trám răng hoặc mão răng.

Con sâu răng có thật không?

Từ xưa, những người lớn thường dọa nạt con nít không được phép ăn bánh kẹo ngọt vì sẽ có con sâu răng tấn công răng.
Đến hiện nay, vẫn có một số tin giật tít hay “thầy lang” tự xưng có thể bắt con sâu răng bằng các phương pháp gia truyền, trong đó phương pháp bằng gạch nung.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và Bác sĩ nha khoa, con sâu răng không có thật và cũng không thể điều trị bằng các phương pháp không có bằng chứng khoa học. Các tin tức trên mạng chỉ là giật tít, cho nên các bác sĩ khuyên người dân cẩn thận coi chừng bị lừa. Điều này không chỉ điều trị sâu răng không hết mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như hít phải khói, khí Co2 từ gạch nung.

Bật mí về con sâu răng

Theo các nghiên cứu khoa học, con sâu răng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans gây nên. Vi khuẩn Streptococcus mutons lên men carbohydrate để tạo ra acid, từ đó làm giảm độ pH xuống dưới mức 5. Chính sự giảm pH liên tục, dẫn đến quá trình khử khuẩn trên bề mặt răng, làm mốt vôi ở các mô cứng của răng. Do đó, mà hình thành nên các lỗ hổng màu đen đen trên răng. Và được các Bác sĩ gọi đây là bệnh lý sâu răng.

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu đường sẽ hình thành nên nhiều mảng bám. Từ đó, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn S.mutans phát triển và tấn công vào mô men răng.

Điều trị con sâu răng như thế nào?

Hiện nay, có nhiều cách điều trị sâu răng, có thể áp dụng một số nguyên liệu tự nhiên để thuyên giảm tình trạng. Tuy nhiên, theo các Bác sĩ điều trị băng chuyên khoa và cùng sớm thì hiệu quả càng cao. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu sâu răng nên đến trực tiếp nha khoa để điều trị và khắc phục kịp thời, ngăn ngừa ăn mòn sâu và nhiều.

  • Điều trị bằng florua: đây là phương pháp chữa trị khi sâu răng ở giai đoạn đầu. Phương pháp điều trị này giúp khôi phục men răng. Điều trị bằng florua có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như gel, chốt lỏng, bọt….được bôi trên bề mặt răng.
  • Trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, làm sạch vết sâu rồi trám bít lỗ sâu lợi.
  • Bọc răng sứ: đây là phương pháp được sử dụng khi sâu răng lớn, làm răng suy yếu. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ bọc mão sứ lên toàn bộ cùi răng thật. Lớp mão sứ có khả năng kháng khuẩn, như lớp áo bảo vệ răng, ngăn sâu răng tái phát.
  • Nhổ răng: không phải bất kỳ trường hợp nào cũng nhổ răng. Nguyên tắc trong nha khoa là bảo tồn răng thật tốt đa, chỉ những trường hợp không thể cứu chữa và khôi phục được nữa. Sâu răng nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và các răng lân cận, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Phòng ngừa con sâu răng

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa sâu răng tốn công và hoành hành, mỗi người từ trẻ nhỏ đến người lớn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hình thành thói quen chăm sóc răng miệng như sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp.
  • Để làm sạch kế răng, mỏng bám, diệt khuẩn khoang miệng, nên duy trì thói quen sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hay nước muối sinh lý
  • Uống nhiều nước lọc, không nên uống nhiều nước ngọt, nước có gas. Trường hợp cần thiết phải uống những loại nước này thì nên uống nước lọc sau đó hay súc miệng bằng nước lọc ngay.
  • Không ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đặc biệt là bánh kẹo, thực phẩm giàu đường, giàu tinh bột
    Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và răng miệng như rau xanh, có, bơ, sữa, trứng, sữa chua…..
  • Kiểm tra, thăm khám răng, cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/ lần.


Liên hệ ngay Hotline 1900 636 615 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất! Theo dõi Fanpage Nha Khoa Vạn Thànhđể cập nhật chi tiết những thông tin ưu đãi mới nhất! Đặt hẹn online cùng Nha khoa Vạn Thành, thăm khám tiện lợi không cần chờ