Nhổ sót chân răng cần phải làm sao?

Loading

Nhổ răng là chỉ định quan trọng của bác sĩ trong những trường hợp không thể bảo tồn răng thật, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp sẽ có thể nhổ sót chân răng, cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao qua bài viết sau đây!

Nhổ sót chân răng, vô tình hay cố ý?

Sót chân răng có chủ đích

Bác sĩ sẽ buộc phải để lại một phần chân răng nếu như lấy hết chân răng trong một lần nhổ sẽ tác động nhiều tới cấu trúc giải phẫu dưới răng. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tổn thương các mô xung quanh, mất máu, tê nửa hàm, đứt ống thần kinh,..

Những trường hợp bác sĩ sẽ để lại một phần chân răng:

  • Răng nằm ở khu vực nguy hiểm: Nằm sâu trong hàm, nằm gần với ống thần kinh và các mạch máu.
  • Chân răng bị biến dạng: các trường hợp như chân răng quặp, cong.. gây cản trở và có nguy cơ gây biến chứng.
  • Chân răng dính với xương hàm: khi chân răng dính với xương hàm thì việc lấy chân răng ra ngoài sẽ có thể gây tổn thương tới xương vì vậy các bác sĩ thường sẽ xem xét kỹ trước để lựa chọn cách nhỏ chân răng phù hợp.

Do sai kỹ thuật!

Điều này phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ, không cẩn thận gây sót chân răng do không có cách nhổ chân răng phù hợp với từng bệnh nhân.

Do không chụp X-Quang để lên phác đồ điều trị dẫn tới tiến hành nhổ sai cách.

Làm sao để biết chân răng còn sót?

Sau khi nhổ răng thì đau nhức là chuyện bình thường, tuy nhiên những cơn đau này thường sẽ không kéo dài. Nếu bạn gặp phải tình trạng nhổ sót chân răng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội và sưng tấy xung quanh khu vực nhổ. Khi gặp phải những dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Chụp X – quang kiểm tra là cách nhanh chóng và chính xác nhất để chắc chắn chân răng đã được loại bỏ hoàn toàn. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ hướng dẫn đi chụp phim X – quang răng để quan sát vùng chân răng mới nhổ và quan sát xem còn bị sót chân răng hay không.

Sốt sau khi nhổ răng phải làm gì?

Nhổ chân răng còn sót thế nào?

  • Khi bị bỏ sót chân răng mà vùng răng này không có dấu hiệu viêm nhiễm hay quá đau nhức, nghĩa là chân răng của bạn sạch, chân răng sẽ từ từ ẩn sâu vào xương, nướu mà bạn cũng không cần thực hiện thủ thuật loại bỏ triệt để phần chân răng.
  • Bạn nên theo dõi vùng răng này thường xuyên và chờ cho đến khi chân răng nhô lên khỏi nướu. Lúc này bạn mới cần đến thăm khám để các nha sĩ quyết định xem có nên nhỏ bỏ phần chân răng bị sót hay không.
  • Đối với những vùng răng bị viêm nhiễm nặng và có biểu hiện đau nhức hay chảy máu không chấm dứt thì bạn nên đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được kê thuốc kháng sinh, giảm sưng, kháng viêm và chỉ định thực hiện lấy chân răng ra ngoài trong thời gian sớm nhất có thể.

Nhổ chân răng còn sót - Cách nhận biết và xử lý chuẩn an toàn

Liên hệ ngay Hotline 1900 636 615 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất! Theo dõi Fanpage Nha Khoa Vạn Thành để cập nhật chi tiết những thông tin ưu đãi mới nhất! Đặt hẹn online cùng Nha Khoa Vạn Thành, thăm khám tiện lợi không cần chờ lâu!