Màng xương tự tiêu

1.000.000 

Màng xương tự tiêu gồm collagen (loại I và loại II) có cấu trúc hai lớp: một lớp thô ráp áp mặt vào phía mô xương được tái tạo và một lớp trơn láng áp mặt về phía mô mềm.

Danh mục:

Mô tả

Loading

Quy trình cấy ghép màng xương tự tiêu:

Bước 1: Bác sĩ bắt đầu bóc tách vạt lợi, để lộ vùng xương khuyết hổng cần phải ghép. Tiếp theo, tiến hành làm láng bề mặt xương hàm ở vùng tiếp nhận ghép xương.

Bước 2: Xương bột sẽ được trộn với nước muối sinh lý hay huyết tương giàu hàm lượng tiểu cầu trước. Sau khi hoàn tất việc hòa trộn, phần xương bột sẽ từ từ được đưa vào vùng xương khuyết hổng.

Bước 3: Khi xong việc đưa xương bột vào nơi bị khuyết hổng, bác sĩ sẽ cho tiếp một màng collagen vào. Màng che collagen này dùng để che phủ và cách ly vùng ghép xương với các mô lợi phía trên.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp khuyết hổng ít, bác sĩ có thể không cần dùng đến màng collagen. Bởi lẽ, nhiệm vụ của màng collagen là che phủ khối xương được ghép, ngăn không cho mô mềm xâm lấn vào. Qua đó, gia tăng hiệu quả của kỹ thuật ghép xương này. Do đó, nếu độ khuyết hổng không quá lớn thì cũng không nhất thiết phải dùng màng che collagen.

Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành khâu kín khối xương ghép khi đã hoàn tất việc đưa nó vào nơi khuyết hổng. Như đã nói, họ sẽ đưa thêm tấm màn collagen vào để che phủ vùng ghép xương nếu cần thiết. Thời gian để xương tự thân phát triển ổn định tùy theo mức độ khuyết hổng và loại xương được ghép. Thông thường, quá trình này sẽ mất tầm 2-6 tháng.

Xem
Đóng